Tài liệu đương thời Yasuke

Thiếu thời

Một nhóm thương nhân Nanban du lịch ở Nhật Bản.

Theo quyển Histoire Ecclesiastique Des Isles Et Royaumes Du Japon, do giáo sĩ Dòng Tên François Solier viết vào năm 1627, Yasuke có thể đến từ Mozambique thuộc Bồ Đào Nha.[6] Tuy vậy, Sử liệu của Solier có vẻ như chỉ là một sự phỏng đoán vì nó được viết quá lâu từ sau sự kiện thời Yasuke và không có tài liệu đương đại nào còn sót lại đem ra đối chứng.

Một cuộc điều tra năm 2013 của chương trình truyền hình giải trí nhẹ mang tên Khám phá những bí ẩn của thế giới (世界ふしぎ発見) cho rằng Yasuke là một người Makua tên là Yasufe.[7] Cái tên này dường như bắt nguồn từ tên gọi tiếng Mozambique phổ biến hơn, Issufo.[8] Đây không phải là một cuộc điều tra mang tính báo chí cao và chương trình cung cấp ít bằng chứng cho kết luận của họ. Makua không có bất kỳ xung đột đáng kể nào với người Bồ Đào Nha đóng tại Mozambique cho đến năm 1585.[9] Ông có thể là một thành viên của người Yao,[10] hoặc từ khu vực nội địa xa hơn nữa của Mozambique.[11] Người Yao mới tiếp xúc với người Bồ Đào Nha vào thời điểm đó, có thể kể đến cái tên của ông, Yao, được thêm vào hậu tố chung của tên gọi nam giới trong tiếng Nhật suke (Yao-suke).[10]

Một giả thuyết khác nói rằng Yasuke là một người Habshi đến từ Ethiopia. Thomas Lockley cho rằng giả thuyết này là thuyết phục nhất. Giống như Yasuke, Habshi được người Bồ Đào Nha gọi bằng cái tên "Cafre": những người lính cường tráng và có tay nghề cao không giống những người Đông Phi khác có thể trạng ốm yếu do phải chịu nạn đói kém.[12] Theo giả thuyết này tên gốc của ông có thể là Yisake trong tiếng Ethiopia hoặc Isaque trong tiếng Bồ Đào Nha, có nguồn gốc từ Isaac.[13] Yasufe cũng được dùng làm họ tên ở Ethiopia.[14]

Có khả năng Yasuke là người Dinka đến từ vùng Nam Sudan. Ông nổi tiếng với chiều cao và màu da cực đen. Người Dinka nằm trong số những tộc người cao nhất ở châu Phi, và có làn da sẫm màu hơn người Ethiopia, người Eritrea và người Somali. Nếu vậy, Yasuke đã từng bị bắt làm nô lệ trong thời thơ ấu của mình. Người đàn ông trưởng thành của tộc Dinka thường vẽ lên khuôn mặt của họ, nhưng không có tài liệu nào viết về hình vẽ trên khuôn mặt của ông.[15]

Thời kỳ sống ở Nhật Bản

Yasuke đặt chân đến nước Nhật vào năm 1579 để phục vụ giáo sĩ Dòng Tên người Ý Alessandro Valignano, được bổ nhiệm làm viên thanh tra giáo đoàn Dòng Tên tại Ấn Độ (Đông Phi, Nam và Đông Á). Yasuke tháp tùng Valignano khi họ tới thủ đô vào tháng 3 năm 1581 và sự xuất hiện của ông đã khiến nhiều người dân địa phương thích thú.

Khi Yasuke ra mắt Nobunaga, ông tỏ ra nghi ngờ làn da của Yasuke đã bị nhuộm màu mực đen, Nobunaga liền sai thuộc hạ lột đồ Yasuke từ thắt lưng trở lên và chùi rửa làn da của anh ta.[16] Những sự kiện này được ghi lại trong một lá thư năm 1581 của giáo sĩ Dòng Tên Luís Fróis gửi cho Lourenço Mexia và trong Báo cáo thường niên năm 1582 của Đoàn Truyền giáo Dòng Tên ở Nhật Bản, cũng bởi Fróis. Bản báo cáo này được xuất bản thành cuốn sách nhan đề Cartas que os padres e irmãos da Companhia de Jesus escreverão dos reynos de Japão e China II, được biết đến với tên gọi Cartas, vào năm 1598.[17] Khi ông nhận ra rằng làn da của anh ta không có màu sắc và thực tế là màu đen Nobunaga dường như đã chú ý đến anh hơn. Có đôi lúc Yasuke đã tự nguyện đi theo hầu hạ Nobunaga dù không rõ thời điểm.

Quyển Shinchō Kōki (信長公記 Tín Trường công ký) đã chứng thực cho tài liệu của Fróis và mô tả cuộc gặp gỡ của họ như sau: "Vào ngày 23 tháng 2 [23 tháng 3 năm 1581], một tên tiểu đồng da đen (黒坊主 kuro-bōzu) đến từ các nước Kitô giáo. Gã đàn ông này trông khỏe mạnh với thái độ tốt và Nobunaga hết lời ca ngợi sức mạnh của Yasuke, cháu trai của Nobunaga đã cho anh ta một khoản tiền ngay lần gặp mặt đầu tiên này.[18]

Chân dung Oda Nobunaga

Khả năng Yasuke có thể nói hoặc được dạy tiếng Nhật một cách đáng kể, có lẽ do những nỗ lực của Valignano nhằm đảm bảo những người truyền giáo của ông thích nghi với văn hóa địa phương tốt hơn.[19] Nobunaga rất thích trò chuyện với anh ta (không có dấu hiệu nào cho thấy Nobunaga nói được tiếng Bồ Đào Nha và không chắc rằng Yasuke có thể giao tiếp bằng Hán ngữ cổ, thứ ngôn ngữ cầu nối của châu Á thời đó). Anh ta có lẽ là thủ hạ duy nhất không phải người Nhật phụng sự dưới trướng Nobunaga, điều này có thể giải thích sự quan tâm của Nobunaga đối với anh ta.[19] Yasuke được đề cập trong nguyên mẫu của Shinchōkōki thuộc sở hữu của Sonkeikaku Bunko (尊経閣文庫), thư khố của gia tộc Maeda. Theo đó, người đàn ông da đen tên là Yasuke (弥助) đã được Nobunaga ban cho nhà riêng và thanh katana ngắn dùng trong nghi lễ. Nobunaga cũng giao cho anh ta nhiệm vụ mang vũ khí.[20]

Từ sau trận Tenmokuzan, Nobunaga dẫn toàn quân của mình trong đó có cả Yasuke, và kiểm tra lãnh thổ cũ của gia tộc Takeda. Trên đường về, Yasuke tình cờ gặp được Tokugawa Ieyasu. Matsudaira Ietada, thuộc hạ của Ieyasu đã mô tả Yasuke cao khoảng "6 shaku 2 sun (6 ft. 2 in., hoặc 188 cm.). Anh ta có làn da màu đen, và da anh ta giống như than củi." Matsudaira nói rằng anh ta được đặt tên là Yasuke (弥介).[21]

Vào tháng 6 năm 1582, phản tướng Akechi Mitsuhide dẫn quân bao vây và buộc Nobunaga phải thực hiện seppuku tại chùa Honnō-jiKyoto. Yasuke đã có mặt tại đó và chiến đấu với binh lính của Akechi. Ngay sau cái chết của Nobunaga, Yasuke đi theo người thừa kế của Nobunaga là Oda Nobutada đang cố gắng tập hợp lực lượng nhà Oda tại thành Nijō. Yasuke ráng sức chiến đấu bên cạnh quân Nobutada nhưng sau cùng đã bị địch bắt giữ tại trận. Khi Yasuke được giải đến chỗ Akechi, ông nói rằng người da đen là một con vật chứ không phải là người Nhật và do đó không đáng giết mà được đưa tới nanban-dera hoặc nanban-ji (南蛮寺).[16][4] Mặc dù có một số học giả tỏ ra nghi ngờ về độ tin cậy trong sự kiện này.[22] Không có thêm thông tin nào khác viết về số phận của Yasuke sau này.